Xử lý nền

Cập nhật: 24/09/2021

Xử lý nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số modun biến dạng, tăng cư­ờng độ chống cắt của đất…Đối với công trình thủy lợi, việc xử lý nền đất yếu còn làm giảm tính thấm của đất, đảm bảo ổn định cho khối đất đắp. Hãy cùng tìm hiểu lĩnh vực khảo xử lý nền của DANGPHAT nhé.

xử lý nền đất

Xác định mục tiêu trở thành đơn vị thi công chuyên nghiệp trong lĩnh vực nền và móng công trình tại Việt Nam, Dang Phat đã xác định hướng đi chuyên biệt so với các đối thủ khác, đó là đưa ra giải pháp tối ưu, tổng thể trong lĩnh vực nền và móng, từ khâu khảo sát, thí nghiệm, thiết kế, sản xuất bấc thấm đến thi công, quan trắc trong quá trình thi công và bảo trì dự án.

1. Các phương pháp xử lý nền tại Dang Phat

phương pháp xử lý nền đất
phương pháp xử lý nền đất

1.1 Xử lý nền bằng cọc cát đầm chặt

Cọc cát đầm chặt là giải pháp xử lý nền đất yếu bằng cách chiếm chỗ của đất yếu và nhồi vật liệu cát vào tạo ra hệ thống các cọc bằng cát trong nền đất yếu. Hệ thống cọc cát một phần sẽ nén chặt đất yếu. Một phần sẽ hỗ trợ thoát nước (giống như bấc thấm) khi nền được gia tải.

Với giải pháp cọc cát thì cọc có đường kính nhỏ, lưới cọc thưa nên tỷ lệ gia cố nhỏ. Trong trường hợp này tác dụng làm chặt sẽ không đáng kể. Cọc cát thường được coi là chỉ có vai trò hỗ trợ thoát nước, gọi là giếng cát.

Đối với giải pháp cọc cát đầm thì cọc có đường kính lớn, lưới cọc dày nên tỷ lệ gia cố sẽ lớn hơn so với cọc cát thường. Trong trường hợp này tác dụng làm chặt sẽ rõ ràng và cọc cát đầm thường được coi có vai trò chính là làm chặt đất. Đất yếu ban đầu được nén chặt lại kết hợp với các cọc bằng cát được đầm chặt có tính chất cơ học tốt, nhờ đó toàn bộ đất nền được cải thiện, tăng khả năng chịu tải và giảm lún.

Ưu điểm xử lý nền bằng cọc cát đầm chặt

  • Cọc cát thi công nhanh
  • Phạm vi xử lý sâu.

Nhược điểm xử lý nền bằng cọc cát đầm chặt

  • Đối với cọc cát thường, cọc cát có khả năng bị đứt gãy trong quá trình thi công. Từ đó dẫn đến giảm khả năng thoát nước;
  • Đối với cọc cát đầm, độ chặt của cát trong cọc và đường kính cọc phụ thuộc nhiều vào khả năng quản lý chất lượng và kinh nghiệm thi của nhà thầu thi công;
  • Vật liệu cát tại một số địa phương không sẵn có và giá thành cao.
  • Cọc cát đầm thi công ồn và rung, khó áp dụng trong đô thị.

 Phạm vi áp dụng của phương pháp xử lý nền bằng cọc cát đầm chặt.

  • Thích hợp để xử lý các loại đất sét yếu hoặc đất cát rời;
  • Chiều sâu xử lý thường dưới 20m đối với cọc cát thường và dưới 30m đối với cọc cát đầm.

Xem thêm lĩnh vực hoạt động ”Khảo sát địa hình‘ của Dang Phat.

1.2 Xử lý nền bằng cọc đất xi măng

Cọc đất xi măng thường được dùng để xử lý, nén chặt các lớp đất yếu như: Than bùn, bùn, sét và sét pha ở trạng thái dẻo nhão.

Việc sử dụng cọc vôi có những tác dụng sau:

  • Sau khi cọc vôi được đầm chặt. Đường kính cọc vôi sẽ tăng lên 20% làm cho đất xung quanh nén chặt lại.
  • Vôi được tôi trong lỗ khoan sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn làm cho nước lỗ rỗng bốc hơi. Từ đó làm giảm độ ẩm và tăng nhanh quá trình nén chặt.
  • Sau khi xử lý bằng cọc vôi nền đất được cải thiện đáng kể: Độ ẩm của đất giảm 5 – 8%; Lực dính tăng lên khoảng 1,5 – 3lần.
    Việc chế tạo cọc đất – xi măng cũng giống như đối với cọc đất – vôi, ở đây xilô chứa xi măng và phun vào đất với tỷ lệ định trước.

Lưu ý sàng xi măng trước khi đổ vào xilô để đảm bảo xi măng không bị vón cục và các hạt xi măng có kích thước đều < 0,2mm, để không bị tắc ống phun.

Hàm lượng xi măng có thể từ 7 – 15% và kết quả cho thấy gia cố đất bằng xi măng tốt hơn vôi và đất bùn gốc cát thì hiệu quả cao hơn đất bùn gốc sét. Kết quả thí nghiệm cho thấy sức kháng xuyên của đất nền tăng 4 – 5 lần so với khi chưa gia cố. Ở nước ta đã sử dụng loại cọc đất – xi măng này để xử lý gia cố một số công trình. Hiện nay triển vọng sử dụng loại cọc đất – xi măng này để gia cố nền là rất tốt.

Xem thêm lĩnh vực hoạt động “san lấp mặt bằng” của Dang Phat

1.3 Xử lý nền bằng phương pháp đầm chặt lớp đất mặt

Khi gặp trường hợp nền đất yếu nhưng có độ ẩm nhỏ (G < 0,7) thì có thể sử dụng phương pháp đầm chặt lớp đất mặt để làm cường độ chống cắt của đất và làm giảm tính nén lún.

Lớp đất mặt sau khi được đầm chặt sẽ có tác dụng như một tầng đệm đất. Không những có ưu điểm như phương pháp đệm cát mà có ưu điểm là tận dụng được nền đất thiên nhiên để đặt móng, giảm được khối lượng đào đắp.

Để đầm chặt lớp đất mặt, người ta có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau. Thường hay dùng nhất là phương pháp đầm xung kích: Theo phương pháp này quả đầm trọng lượng 1 – 4 tấn (có khi 5 – 7 tấn) và đường kính không nhỏ hơn 1m. Để hiệu quả tốt khi chọn quả đầm nên đảm bảo áp lực tĩnh do quả đầm gây ra. Không nhỏ hơn 0,2kg/ cm2 với loại đất sét và 0,15kg/cm2 với đất loại cát.

Tham gia group “Hội nhà thầu xây dựng đường giao thông Việt Nam” để giao thương bạn nhé. Đây là nơi kết nối nhiều nhà thầu xây dựng với nhau, cùng nhau phát triển. Lĩnh vực xử lý nền đất thuộc tổ hợp lĩnh vực mũi nhọn Giao thông cầu đường của dangphat. 

Mọi thông tin chi tiết, xin liên hệ: 

Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng – Kiến trúc Đăng Phát

  • Website: dangphat.vn
  • Tel: 08888182838
  • Fanpage: DANG PHAT Construction
  • Email: dangphat@dangphat.vn

Công ty xây dựng Đăng Phát xin chân thành cảm ơn!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan