TCVN 8820 về bê tông nhựa nóng bản word và pdf

Cập nhật: 13/06/2024

TCVN 8820: 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. DANGPHAT.VN sẽ tổng hợp một số thông tin chi tiết về tiêu chuẩn 8820:2011 về bê tông nhựa nóng cho người làm xây dựng hiểu hơn, đặc biệt là nhà thầu xây dựng đường bộ. Ngoài ra quý vị có thể tải bản PDF của tiêu chuẩn này ở cuối bài viết nhé.

tcvn 8820 2011 word
Mục lục TCVN 8820

Mục 1 Phạm vi áp dụng của TCVN 8820

Mục 2 Tài liệu viện dẫn trong TCVN 8820

Mục 3 Thuật ngữ, định nghĩa             

Mục 4: Phân loại bê tông nhựa

rải thảm bê tông nhựa nóng

Một số cách phân loại chính được nêu dưới đây

4.1 Phân loại theo cỡ hạt danh định lớn nhất của cốt liệu

Theo cách phân loại này, BTN thường được phân thành các loại có cỡ hạt danh định lớn nhất là: 37,5 mm; 25,0 mm; 19,0 mm; 12,5 mm; 9,5 mm và 4,75 mm (tương ứng với việc phân loại theo cỡ hạt lớn nhất là 50 mm; 37,5 mm; 25,0 mm; 19,0 mm; 12,5 mm và 9,5 mm).

4.2 Phân loại theo đặc tính của cấp phối hỗn hợp cốt liệu

Theo đặc tính của cấp phối cốt liệu, BTN thường được phân thành các loại:

a) BTN có cấp phối chặt (dense graded mix);

b) BTN có cấp phối gián đoạn (gap graded mix);

c) BTN có cấp phối hở (open graded mix).

4.3 Phân loại theo độ rỗng dư trong TCVN 8820

Theo độ rỗng dư, BTN thường được phân thành các loại:

  • Bê tông nhựa chặt, có độ rỗng dư từ 3% – 6%.
  • Bê tông nhựa rỗng, bao gồm các loại BTN có độ rỗng dư lớn hơn 6 %.

4.4 Phân loại theo vị trí và công năng trong kết cấu mặt đường

Theo vị trí và công năng trong kết cấu mặt đường , BTN thường được phân thành các loại:

  • BTN có độ nhám cao, tăng khả năng kháng trượt: sử dụng cho đường ô tô cấp cao, đường cao
  • Tốc, các đoạn đường nguy hiểm. Lớp BTN này được phủ trên mặt BTN, ngay sau khi thi công các lớp BTN phía dưới hoặc được phủ sau này, khi nâng cấp mặt đường.
  • BTN dùng làm lớp mặt bao gồm: BTN dùng làm lớp mặt trên: thường sử dụng BTN chặt. BTN dùng làm lớp mặt dưới: thường sử dụng BTN chặt.
  • BTN dùng làm lớp móng: loại BTN chặt và BTN rỗng đều có thể sử dụng làm lớp móng. BTN rỗng có giá thành thấp hơn do không cần sử dụng bột khoáng và hàm lượng nhựa thấp hơn so với BTN chặt.
  • BTN cát: sử dụng làm lớp mặt tại khu vực có tải trọng xe không lớn, vỉa hè, làn dành cho xe đạp, xe thô sơ. Có thể sử dụng để làm 1 lớp bù vênh mỏng trước khi rải lớp BTN lên trên. Cốt liệu sử dụng cho BTN cát là cát nghiền, cát tự nhiên hoặc hỗn hợp của hai lo ại cát này.

Mục 5: Nguyên tắc thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa theo phương pháp Marshall

Công tác thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa theo phương pháp Marshall nhằm mục đích tìm ra hàm lượng nhựa tối ưu ứng với hỗn hợp cốt liệu đã chọn. Việc thiết kế phải tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Tất cả các vật liệu sử dụng (đá dăm, cát, bột khoáng, nhựa đường) đều phải thỏa mãn các chỉ tiêu cơ lý theo quy định của Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường BTN.
  • Đường cong cấp phối của hỗn hợp cốt liệu sau khi phối trộn phải nằm trong giới hạn của đường bao cấp phối quy định tại Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường BTN.
  • Hàm lượng nhựa tối ưu lựa chọn phải thỏa mãn c ác chỉ tiêu liên quan đến đặc tính thể tích (Độ rỗng dư, Độ rỗng cốt liệu…), các chỉ tiêu thí nghiệm theo Marshall (độ ổn định, độ dẻo…) và các chỉ tiêu bổ sung nếu có theo quy định của Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường BTN.

Mục 6: Thiết kế hỗn hợp BTN theo phương pháp Marshall trong TCVN 8820

6.1 Cơ sở thiết kế hỗ hợp bê tông nhựa nóng

Trong Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường BTN có quy định các nội dung sau, là cơ sở để thiết kế hỗn hợp BTN và lựa chọn hàm lượng nhựa tối ưu:

  • Yêu cầu kỹ thuật của các chỉ tiêu cơ lý của cốt liệu thô (đá dăm); cốt liệu mịn (cát); bột kho áng.
  • Giới hạn đường bao cấp phối hỗn hợp cốt liệu: kích cỡ sàng, giới hạn lượng lọt qua sàng (cận trên, cận dưới) ứng với từng cỡ sàng.
  • Loại nhựa đường phù hợp và yêu cầu kỹ thuật các chỉ tiêu cơ lý của nhựa đường. Khoảng hàm lượng nhựa tham khảo.
  • Nhiệt độ trộn hỗn hợp BTN và nhiệt độ đúc mẫu hỗn hợp BTN theo phương pháp Marshall.
  • Phương pháp đầm mẫu Marshall (Marshall tiêu chuẩn, Marshall cải tiến), số chày đầm/mặt.
  • Yêu cầu kỹ thuật của các chỉ tiêu về đặc tính thể tích của mẫu BTN đầm theo Marshall. Độ rỗng dư (Va), độ rỗng cốt liệu (VMA), độ rỗng lấp đầy nhựa (VFA)…
  • Yêu cầu kỹ thuật của các chỉ tiêu của mẫu BTN theo Marshall: Độ ổn định (Stability), độ dẻo (Flow), độ ổn định Marshall còn lại.
  • Yêu cầu kỹ thuật của một số các chỉ tiêu khác liên quan đến chất lượng vật liệu, chất lượng BTN.

6.2 Việc thiết kế hỗn hợp BTN theo phương pháp Marshall phải thỏa mãn các chỉ tiêu quy định nêu trên.

Mục 7: Các giai đoạn và nội dung thiết kế hỗn hợp BTN trong TCVN 8820

Công tác thiết kế hỗn hợp BTN liên quan rất mật thiết với tiến độ thi công của công trình. Công tác thiết kế hỗn hợp BTN được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Thiết kế sơ bộ (Preliminary design hoặc cold bin mix design);
  • Giai đoạn 2: Thiết kế hoàn chỉnh (hot bin mix design);
  • Giai đoạn 3: Phê duyệt công thức chế tạo BTN sau khi rải thử (Job-mix formula verification);
  • Giai đoạn 4: Kiểm soát chất lượng hàng ngày (Routine construction control).

Mỗi giai đoạn trong quá trình thiết kế đều có vai trò riêng; nhưng tất cả các giai đoạn đều quan trọng và không thể bỏ qua bất cứ giai đoạn nào. Các nội dung thiết kế hỗn hợp BTN cho mỗi giai đoạn được tóm tắt tại Hình 1.

Mời bạn đọc xem thêm bài viết liên quan: TCVN 9436 về nền đường ô tô

7.1 Giai đoạn thiết kế sơ bộ (Giai đoạn 1)

7.1.1 Mục đích chính của công tác thiết kế sơ bộ là xác định chất lượng của các loại cốt liệu sẵn có tại nơi thi công; đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật xem có phù hợp hay không; liệu rằng có thể sử dụng những cốt liệu này để sản xuất ra BTN đạt yêu cầu về thành phần hạt và các chỉ tiêu quy định với hỗn hợp BTN hay không.

7.1.2 Trường hợp tại nơi thi công có nhiều nguồn vật liệu thì phải tiến hành nhiều thiết kế với các nguồn vật liệu khác nhau để từ đó lựa chọn ra 1 hỗn hợp cốt liệu có giá thành thấp nhất đồng thời thỏa mãn được tất cả các yêu cầu kỹ thuật đã đề ra.

7.1.3 Giai đoạn này sử dụng mẫu vật liệu lấy tại nguồn cung cấp hoặc phễu nguội của trạm trộn để thiết kế. Thành phần hạt của hỗn hợp cốt liệu thường được chọn nằm giữa miền giới hạn của biểu đồ thành phần hạt quy định trong Tiêu chuẩn thi công và nghiệ m thu mặt đường BTN.

7.1.4 Trình tự thiết kế hỗn hợp BTN: chi tiết xem tại Phần 8.

7.1.5 Ý nghĩa của giai đoạn thiết kế sơ bộ:

  • Khẳng định sự phù hợp của cốt liệu và hỗn hợp BTN sử dụng các loại cốt liệu này đối với các yêu cầu kỹ thuật của công trình. Giai đoạn này đặc biệt có ý nghĩa nếu như trước đây chưa có số liệu nào về các nguồn cốt liệu sẵn có tại nơi thi công;
  • Là cơ sở để tính giá thành xây dựng;
  • Làm căn cứ để tiến hành giai đoạn thiết kế hoàn chỉnh.

7.2 Giai đoạn thiết kế hoàn chỉnh (Giai đoạn 2)

7.2.1 Mục đích của giai đoạn thiết kế này là tìm ra thành phần hạt thực của hỗn hợp cốt liệu và hàm lượng nhựa thực khi sản xuất hỗn hợp BTN tại trạm trộn. Thành phần hạt của cốt liệu trong giai đoạn này phải được thiết kế sao cho tương tự như thành phần hạt của giai đoạn thiết kế sơ bộ.

7.2.2 Giai đoạn này được tiến hành sau khi đã có kết quả thiết kế sơ bộ.

7.2.3 Trình tự thiết kế hỗn hợp BTN: theo 7 bước (Hình 1). Tương tự như giai đoạn thiết kế sơ bộ, chỉ khác ở chỗ sử dụng cốt liệu lấy từ phễu nóng của trạm trộn để thí nghiệm và thiết kế.

7.2.4 Hiệu chỉnh phếu nguội của trạm trộn bê tông nhựa

Ngay trước khi tiến hành thiết kế hoàn chỉnh, phải tiến hành hiệu chuẩn các phễu nguội của trạm trộn BTN và thiết lập biểu đồ quan hệ giữa tốc độ cấp cốt liệu nguội và tốc độ của băng tải.

Cách tiến hành như sau:
  • Điều chỉnh sao cho kích thước của cửa phễu bằng hoặc lớn hơn 3 lần kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu.
  • Vận hành băng tải cấp đá dăm và cát của trạm trộn với các tốc độ băng tải bằng: 20 %, 50 % và 70 % của tốc độ tối đa. Thiết lập đường cong quan hệ giữa tốc độ cấp liệu (tấn/giờ) và tốc độ băng tải (mét/phút) cho đá dăm và cát.
  • Dựa trên kết quả thiết lập đường cong quan hệ tốc độ cấp liệu -tốc độ băng tải, tính toán tốc độ băng tải cho đá dăm, cho cát để đạt được các tỷ lệ đá dăm, cát theo kết quả phối trộn tại Bước 2 của giai đoạn thiết kế sơ bộ (Hình 1).
  • Đưa toàn bộ trạm trộn vào vận hành với tốc độ băng tải tính toán cho đá dăm và cát.
  • Khi trạm trộn đã ở trong trạng thái hoạt động ổn định, lấy mẫu cốt liệu từ các phễu dự trữ cốt liệu nóng (cốt liệu từ mỗi phễu nóng được coi là 1 loại cốt liệu), lấy mẫu bột khoáng để phân tích thành phần hạt. Tính toán tỷ lệ phối hợp giữa các loại cốt liệu tương tự như Bước 2 của giai đoạn thiết kế sơ bộ. Điều chỉnh tốc độ của băng tải cho phù hợp sao cho đường cong cấp phối hỗn hợp cốt liệu tương tự như kết quả của Bước 2 của giai đoạn thiết kế sơ bộ .

7.2.5 Ý nghĩa của giai đoạn thiết kế hoàn chỉnh:

  • Chứng minh khả năng có thể sản xuất được hỗn hợp BTN tại trạm trộn;
  • Hỗn hợp BTN sản xuất ra phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của công trình;
  • Làm căn cứ để tiến hành sản xuất thử và rải thử.

7.2.6 Kết luận số liệu về bê tông nhựa nóng

Nếu số liệu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng hỗn hợp BTN thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật đã đề ra thì tiến hành sản xuất thử hỗn hợp BTN tại trạm trộn và rải thử ngoài hiện trường.

Có thể bạn quan tâm: TCVN 8859 về cấp phối đá dăm

7.3 Giai đoạn phê duyệt công thức chế tạo BTN (Giai đoạn 3)

7.3.1 Giai đoạn này bao gồm 5 bước như sau (Hình 1):

  • Bước 1: Sản xuất thử. Trên cơ sở kết quả của giai đoạn thiết kế hoàn chỉnh; sản xuất khoảng từ 60 đến 100 tấn hỗn hợp BTN tại trạm trộn.
  • Bước 2: Rải thử. Lấy lượng hỗn hợp BTN vừa trộn thử để rải 1 đoạn dài từ 200 đến 300 m.
  • Bước 3: Kiểm tra hỗn hợp BTN vừa trộn thử
  • Bước 4: Kiểm tra hỗn hợp BTN sau khi rải thử ngoài hiện trường.
  • Bước 5: Phê duyệt công thức chế tạo BTN.

7.3.2 Xen xét kết quả bê tông nhựa

Nếu kết quả thí nghiệm trong phòng và hiện trường chỉ ra rằng hỗn hợp BTN khi sản xuất thử phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường BTN và có tính công tác phù hợp, có thể thi công bằng các phương tiện hiện có, đảm bảo yêu cầu về độ chặt, độ bằng phẳng, kích thước hình học… thì đây là thời điểm Nhà thầu trình công thức chế tạo BTN để Tư vấn và Chủ đầu tư phê duyệt. Công thức chế tạo BTN bao gồm các nội dung sau:

  • Nguồn cốt liệu và nhựa đường dùng cho hỗn hợp BTN;
  • Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của nhựa đường, cốt liệu đá dăm, cát, bột khoáng phù hợp với quy định trong Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường BTN;
  • Thành phần cấp phối của hỗn hợp cốt liệu;
  • Tỷ lệ của các loại cốt liệu: đá dăm, cát, bột khoáng tại phễu nguội, phễu nóng;
  • Kết quả thiết kế hỗn hợp BTN và hàm lượng nhựa tối ưu;
  • Các giá trị nhiệt độ thi công quy định: trộn, xả hỗn hợp ra khỏi máy trộn, vận chuyển tới công trường, khi rải, khi lu;
  • Phương án thi công ngoài hiện trường như: chiều dầy lớp BTN chưa lu lèn, sơ đồ lu, số lượt lu trên 1 điểm, độ nhám mặt đường…

7.3.3 Kết luận

Công thức chế tạo BTN được phê duyệt trên là cơ sở cho toàn bộ các công tác tiếp theo, từ sản xuất, thi công, nghiệm thu đến thanh quyết toán giữa Nhà thầu với Chủ đầu tư sau này.

7.4 Kiểm soát chất lượng hàng ngày trong quá trình sản xuất và thi công (Giai đoạn 4)

Công tác kiểm soát chất lượng hàng ngày bao gồm 2 bước như sau:

  • Bước 1: Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất. Việc kiểm soát chất lượng tại bước này tương tự như Bước 3 của giai đoạn phê duyệt công thức chế tạo BTN.
  • Bước 2: Kiểm soát chất lượng sau khi thi công. Tương tự như Bước 4 của giai đoạn phê duyệt công thức chế tạo BTN.

7.4.1 Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất

7.4.1.1 Mục đích của giai đoạn này là nhằm kiểm soát sự ổn định về chất lượng BTN, đảm bảo dung sai của cấp phối hạt cốt liệu và hàm lượng nhựa so với công thức chế tạo hỗn hợp BTN nằm trong giới hạn quy định tại Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường BTN.

7.4.1.2 Công tác này được tiến hành theo 1 kế hoạch đã định sẵn, với tần suất lấy mẫu kiểm tra nhất định. Mẫu cốt liệu nóng và hỗn hợp BTN được lấy tại trạm trộn. Mục đích của công tác này là kiểm tra hỗn hợp BTN sản xuất hàng ngày sau đó so sánh với Công thức chế tạo BTN đã được phê duyệt để phát hiện ra những thay đổi bất thường, từ đó có những điều chỉnh cho thích hợp.

7.4.1.3 Khi phát hiện ra những thay đổi quá lớn (chất lượng nguồn vật liệu đầu vào, biến đổi lớn về chất lượng của vật liệu…) vượt quá khả năng điều chỉnh của trạm trộn thì phải tiến hành thiết kế lại hỗn hợp BTN và xác lập lại công thức chế tạo hỗn hợp BTN.

7.4.1.4 Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường BTN sẽ quy định chi tiết tần suất lấy mẫu kiểm tra, chỉ tiêu kiểm tra cho giai đoạn này.

7.4.2 Kiểm soát chất lượng sau khi thi công

7.4.2.1 Công tác này bao gồm rất nhiều hạng mục khác nhau. Trong đó việc khoan mẫu để xác định độ chặt liên quan trực tiếp đến công tác thiết kế hỗn hợp BTN.

7.4.2.2 Công tác này cũng chính là cơ sở để tiến hành nghiệm thu công trình.

7.4.2.3 Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa sẽ quy định chi tiết chỉ tiêu kiểm tra, mật độ kiểm tra cho giai đoạn này.

Mục 8 Trình tự thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa theo phương pháp Marshall 

Mục 9 Yêu cầu chung đối với Phòng thí nghiệm hiện trường              

Kết luận TCVN 8820:2011 về bê tông nhựa nóng

Trên đây là những thông tin cơ bản về tiêu chuẩn TCVN 8820: 2011 về bê tông nhựa nóng do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn mà dangphat.vn tổng hợp được. Chúng tôi tổng hợp những thông tin này với mục đích giúp người đọc hiểu rõ hơn về TCVN 8820. Mời quý vị tải bản pdf tiêu chuẩn TCVN 8820 tại đây: TCVN 8820:2011 về bê tông nhựa nóng

DANGPHAT xin chân thành cảm ơn Quý bạn đọc. Thi công bê tông nhựa nóng là lĩnh vực mũi nhọn của chúng tôi, vì vậy rất mong quý bạn đọc thường xuyên cập nhật tin tức về pháp lý xây dựng tại website dangphat.vn của công ty Đăng Phát. Lưu ý: Để tổng hợp lại theo văn phong dễ hiểu, bài viết này sẽ có một số ngôn từ không giống với TCVN 8820; tuy nhiên nội dung đều bao hàm đầy đủ. Để xem chính xác nội dung TCVN 8820, quý vị hãy tải bản TCVN 8820 PDF ở phía trên nhé.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng  Đăng Phát

  • Website: dangphat.vn
  • Fanpage: Dang Phat Construction
  • Email: dangphat@dangphat.vn
  • Tel: 0888182838 – 02746335577
  • Địa chỉ: 125 Võ Minh Đức, Khu phố 5, P. Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.

Công ty xây dựng Đăng Phát xin chân thành cảm ơn!

4/5 (4 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan