TCVN 4054 : 2005 về thiết kế đường ô tô: Xem tải bản word và pdf

Cập nhật: 13/06/2024

TCVN 4054 : 2005 do Tiểu ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC98/SC2 Công trình giao thông đường bộ hoàn thiện ải trên cơ sở dự thảo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. DANGPHAT sẽ tổng hợp một số thông tin chi tiết về nội dung của TCVN 4054 2015 cho người làm xây dựng hiểu hơn, đặc biệt là nhà thầu xây dựng đường ô tô. Ngoài ra quý vị có thể tải bản Word và PDF của tiêu chuẩn này ở cuối bài viết nhé. 

TCVB 4054 2015
TCVB 4054 : 2015 về yêu cầu thiết kế nền đường ô tô

Mục 1: Phạm vi áp dụng

Mục 2: Tài liệu viện dẫn

Mục 3: Quy định chung

3.1 Yêu cầu thiết kế đường ô tô

3.1.1 Yêu cầu chung khi thiết kế là không chỉ tuân theo đầy đủ các quy định trong tiêu chuẩn này, mà phải nghiên cứu nhiều mặt để có một tuyến đường an toàn, hiệu quả và định hướng phát triển bền vững, lâu dài.

3.1.2 Phải phối hợp tốt các yếu tố của tuyến đường: bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang và tận dụng địa hình để tạo nên một tuyến đường đều đặn trong không gian, đảm bảo tốt tầm nhìn và ổn định cơ học, nhằm thực hiện các mục tiêu:

  • Đáp ứng lưu lượng xe phục vụ thích hợp để đảm bảo chất lượng dòng xe thông hành hợp lý;
  • Đảm bảo an toàn tối đa và thuận tiện cho các phương tiện và người sử dụng đường;
  • Có hiệu quả tốt về kinh tế qua các chỉ tiêu đánh giá, qua các chi phí về xây dựng công trình và duy tu bảo dưỡng, qua các chi phí về giá thành vận tải, thời gian vận tải, dự báo tai nạn giao thông;
  • Giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, tạo cân bằng sinh thái hợp lý để đường trở thành một công trình mới đóng góp tốt cho vẻ đẹp cảnh quan của khu vực đặt tuyến.

3.1.3 Về nguyên tắc, đường ô tô cấp cao (cấp I, II và III) tránh đi qua các khu dân cư. Khi thiết kế phải xét tới:

  • Sự tiếp nối của đường với các đô thị, nhất là các đô thị lớn;
  • Tìm biện pháp cách ly với giao thông địa phương, nhất là đối với đường cấp cao để đảm bảo tính cơ động của giao thông.
  • Đường ô tô phải thực hiện hai chức năng là đảm bảo tính: Thứ nhất, cơ động, thể hiện ở tốc độ cao, rút ngắn thời gian hành trình và an toàn khi xe chạy; Thứ 2 là tiếp cận, xe tới được mục tiêu cần đến một cách thuận lợi.

Hai chức năng này không tương hợp. Vì vậy với các đường cấp cao, lưu lượng lớn, hành trình dài cần khống chế tính tiếp cận để đảm bảo tính cơ động; với đường cấp thấp( cấp IV, V, VI) đảm bảo tốt tính tiếp cận.

Đối với đường cấp cao phải đảm bảo:

  • Cách ly giao thông địa phương với giao thông chạy suốt trên các đường cấp cao.
  • Nên đi tránh các khu dân cư, nhưng phải chú ý đến sự tiếp nối với các đô thị, nhất là các đô thị lớn có yêu cầu giao thông xuyên tâm.

3.1.4 Phải xét tới các phương án đầu tư phân kỳ trên cơ sở phương án tổng thể lâu dài. Phương án phân kỳ được đầu tư thích hợp với lượng xe cận kỳ nhưng phải là một bộ phận của tổng thể, tức là sau này sẽ tận dụng được toàn bộ hay phần lớn các công trình đã xây dựng phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này.

3.2 Xe thiết kế

3.2.1 Xe thiết kế là loại xe phổ biến trong dòng xe để tính toán các yếu tố của đường. Việc lựa chọn loại xe thiết kế do người có thẩm quyền đầu tư quyết định. Các kích thước của xe thiết kế được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Các kích thước của xe thiết kế

Kích thước tính bằng mét

Loại xe Chiều dài toàn xe Chiều rộng phủ bì Chiều cao Nhô về phía trước Nhô về phía sau Khoảng cách giữa các trục xe
Xe con 6,00 1,80 2,00 0,80 1,40 3,80
Xe tải 12,00 2,50 4,00 1,50 4,00 6,50
Xe moóc tỳ 16,50 2,50 4,00 1,20 2,00 4,00 + 8,80

3.3 Lưu lượng xe thiết kế

3.3.1 Lưu lượng xe thiết kế là số xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua một mặt cắt trong một đơn vị thời gian, tính cho năm tương lai. Năm tương lai là năm thứ 20 sau khi đưa đường vào sử dụng đối với các cấp I và II; năm thứ 15 đối với các cấp III và IV; năm thứ 10 đối với các cấp V, cấp VI và các đường thiết kế nâng cấp, cải tạo.

3.3.2 Hệ số quy đổi từ xe các loại về xe con lấy theo Bảng 2.

Bảng 2 – Hệ số quy đổi từ xe các loại ra xe con

Địa hình Loại xe
Xe đạp Xe máy Xe con Xe tải có 2 trục và xe buýt dưới 25 chỗ Xe tải có 3 trục trở lên và xe buýt lớn Xe kéo moóc, xe buýt kéo moóc
Đồng bằng và đồi 0,2 0,3 1,0 2,0 2,5 4,0
Núi 0,2 0,3 1,0 2,5 3,0 5,0
Chú thích:

  • Việc phân biệt địa hình được dựa trên cơ sở độ dốc ngang phổ biến của sườn đồi, sườn núi như sau: Đồng bằng và đồi Ê 30 %; núi > 30 %.
  • Đường tách riêng xe thô sơ thì không quy đổi xe đạp.

3.3.3 Các loại lưu lượng xe thiết kế

3.3.3.1 Lưu lượng xe thiết kế bình quân ngày đêm trong năm tương lai (viết tắt là Ntbnđ) có thứ nguyên xcqđ/nđ (xe con quy đổi/ngày đêm).

Lưu lượng này được tham khảo khi chọn cấp thiết kế của đường và tính toán nhiều yếu tố khác.

3.3.3.2 Lưu lượng xe thiết kế giờ cao điểm trong năm tương lai viết tắt là Ngcđ có thứ nguyên xcqđ/h (xe con quy đổi/giờ).

Lưu lượng này để chọn và bố trí số làn xe, dự báo chất lượng dòng xe, tổ chức giao thông…

Ngcđ có thể tính bằng cách:

  • Khi có thống kê, suy từ Ntbnđ bằng các hệ số không đều theo thời gian;
  • Khi có đủ thống kê lượng xe giờ trong 1 năm, lấy lưu lượng giờ cao điểm thứ 30 của năm thống kê;
  • Khi không có nghiên cứu đặc biệt dùng Ngcđ = (0,10 ÷ 0,12) Ntbnđ.

Xem thêm bài viết liên quan: TCVN 8859 về cấp phối đá dăm, xem chi tiết và tải bản pdf

3.4 Cấp thiết kế của đường

3.4.1 Phân cấp thiết kế là bộ khung các quy cách kỹ thuật của đường nhằm đạt tới:

  • Yêu cầu về giao thông đúng với chức năng của con đường trong mạng lưới giao thông;
  • Yêu cầu về lưu lượng xe thiết kế cần thông qua (chỉ tiêu này được mở rộng vì có những trường hợp, đường có chức năng quan trọng nhưng lượng xe không nhiều hoặc tạm thời không nhiều xe);
  • Căn cứ vào địa hình, mỗi cấp thiết kế lại có các yêu cầu riêng về các tiêu chuẩn để có mức đầu tư hợp lý và mang lại hiệu quả tốt về kinh tế.

3.4.2 Việc phân cấp kỹ thuật dựa trên chức năng và lưu lượng thiết kế của tuyến đường trong mạng lưới đường và được quy định theo Bảng 3.

Bảng 3 – Bảng phân cấp kỹ thuật đường ô tô theo chức năng của đường và lưu lượng thiết kế

Cấp thiết kế của

đường

Lưu lượng xe thiết kế*) (xcqđ/nđ) Chức năng của đường
Cao tốc > 25 000 Đường trục chính, thiết kế theo TCVN 5729 : 1997.
Cấp I > 15 000 Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của đất nước.

Quốc lộ.

Cấp II > 6 000 Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của đất nước.

Quốc lộ.

Cấp III > 3 000 Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của đất nước, của địa phương. Quốc lộ hay đường tỉnh.
Cấp IV > 500 Đường nối các trung tâm của địa phương, các điểm lập hàng, các khu dân cư.

Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện.

Cấp V > 200 Đường phục vụ giao thông địa phương. Đường tỉnh, đường huyện, đường xã.
Cấp VI < 200 Đường huyện, đường xã.

*) Trị số lưu lượng này chỉ để tham khảo. Chọn cấp hạng đường nên căn cứ vào chức năng của đường và theo địa hình.

3.4.3 Các đoạn tuyến phải có một chiều dài tối thiểu thống nhất theo một cấp. Chiều dài tối thiểu này đối với đường từ cấp IV trở xuống là 5 km, với các cấp khác là 10 km.

Có thể bạn quan tâm: TCVN 8820 về bê tông nhựa nóng bản word và pdf

3.5 Tốc độ thiết kế, (Vtk)

3.5.1 Tốc độ thiết kế là tốc độ được dùng để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của đường trong trường hợp khó khăn. Tốc độ này khác với tốc độ cho phép lưu hành trên đường của cơ quan quản lý đường. Tốc độ lưu hành cho phép, phụ thuộc tình trạng thực tế của đường (khí hậu, thời tiết, tình trạng đường, điều kiện giao thông,…).

3.5.2 Tốc độ thiết kế các cấp đường dựa theo điều kiện địa hình, được qui định trong Bảng 4.

Bảng 4 – Tốc độ thiết kế của các cấp đường

Cấp thiết kế I II III IV V VI
Địa hình Đồng bằng Đồng bằng Đồng bằng Núi Đồng bằng Núi Đồng bằng Núi Đồng bằng Núi
Tốc độ thiết kế, Vtk, km/h 120 100 80 60 60 40 40 30 30 20
chú thích: Việc phân biệt địa hình được dựa trên cơ sở độ dốc ngang phổ biến của sườn đồi, sườn núi như sau: Đồng bằng và đồi ≤ 30 %; núi > 30 %.

TCVN 4054 2005: Nội dung còn lại và tải bản Word

Nội dung chi tiết của tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế đường ô tô có tất cả 14 mục. Vì thời lượng không cho phép, cũng như để tiếp kiệm cho quý độc giả, DANGPHAT chỉ tóm tắt mục 3 tới Quý vị. Những yêu cầu trong mục 3 là những yêu cầu cơ bản để nắm vững lý thuyết thiết kế đường ô tô. Sau đây là các mục còn lại của TCVN 4054 về yêu cầu thiết kế nền đường ô tô. Quý vị có thể tải bản Word, pdf ở cuối bài viết.

Mục 4:  Mặt cắt ngang

Mục: 5 Bình đồ và mặt cắt dọc

Mục 6: Sự phối hợp các yếu tố của tuyến

Mục 7: Nền đường

Mục 8: Áo đường và kết cấu lề gia cố

Mục 9: Thiết kế hệ thống các công trình thoát nước

Mục 10: Cầu, cống, hầm và các công trình vượt qua dòng chảy

Mục 11: Nút giao thông

Mục 12: Trang thiết bị an toàn giao thông trên đường

Mục 13: Các công trình phục vụ

Mục 14: Bảo vệ môi trường

Mời bạn đọc tải bản tcvn 4054 pdf tại đây: TCVN 4054 – 2005 về yêu cầu thiết kế đường ô tô

Kết luận về TCVN 4054

Trên đây là những thông tin cơ bản về tiêu chuẩn yêu cầu thiết kế đường ô tô TCVN 4054 năm 2005 do bộ giao thông vận tải ban hành mà dangphat.vn tổng hợp được. Chúng tôi tổng hợp những thông tin này với mục đích giúp người đọc hiểu rõ hơn về TCVN 4054 và không mất thời gian đọc.

DANGPHAT xin chân thành cảm ơn Quý bạn đọc. Thi công nền đường là lĩnh vực mũi nhọn của chúng tôi, vì vậy rất mong quý bạn đọc thường xuyên cập nhật tin tức về pháp lý xây dựng tại website dangphat.vn của công ty Đăng Phát. Lưu ý: Để tổng hợp lại theo văn phong dễ hiểu, bài viết này sẽ có một số ngôn từ không giống với TCVN 4054, tuy nhiên nội dung đều bao hàm đầy đủ. Để xem chính xác nội dung của tiêu chuẩn về yêu cầu thiết kế đường ô tô, quý vị hãy tải bản PDF ở phía trên.

Công ty xây dựng Đăng Phát xin chân thành cảm ơn.

5/5 (2 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan