Cách tính toán cấp phối bê tông trong xây dựng

Cập nhật: 10/07/2024

Cách tính toán mức cấp phối bê tông sao cho tỉ lệ hợp lý đúng tiêu chuẩn giữa các nguyên vật liệu khác nhau như nước, xi măng, cát, sỏi, đá cho đủ 1m3 bê tông. Mục đích của việc định mức cấp phối bê tông là đạt các chỉ tiêu về mặt kỹ thuật, kinh tế đối tại công trình xây dựng. Hãy tìm hiểu công thức tính cấp phối bê tông trong bài viết.

1. Tính cấp phối bê tông 

  • Tính toán cấp phối bằng phương pháp tính toán + thực nghiệm
  • Tính toán cấp phối bằng phương pháp tra bảng + thực nghiệm
Đối phương pháp định mức cấp phối bê tông bằng phương pháp tra bảng + thực nghiệm là căn cứ vào các điều kiện cơ bản đối về nguyên vật liệu, độ sụt lún, mác bê tông cho nên bắt buộc phải có bảng tra để xác định được một cách sơ bộ thành phần của 1m3 bê tông.
Tiếp theo là sẽ tiến hành kiểm tra các phương pháp thực nghiệm vật liệu theo thực tế thi công trên công trình và điều chỉnh làm sao để có cấp phối bê tông phù hợp nhất.
Việc tính toán phối bê tông đúng sẽ làm cho chất lượng xây dựng công trình tốt hơn, chi phí rẻ hơn.
Vì thế việc thiết kế cấp phối bê tông rất quan trọng, là bước đầu cho tính toán.

2. Tính toán cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa bê tông đơn giản

Thông thường đối với cách tính toán cấp phối bê tông, người ta sử dụng xi măng PCB 30, PCB 40.
Định mức cấp phối bê tông phụ thuộc vào độ lớn và yêu cầu của công trình đó.
Dưới đây là các mốc độ sụt được chia theo từng giai đoạn thể hiện chi tiết dưới đây, bạn hãy cùng tham khảo nhé!

– Độ sụt 2÷4 (cm)

định mức phối bê tông độ sút 2-4cm
Bảng định mức cấp phối bê tông độ rụt 2 -4 cm

– Độ sụt 6÷8 ( cm)

phối bê tông độ sụt 6-8cm
Bảng định mức phối bê tông độ sút 6-8cm

– Độ sụt 14÷17 (cm)

định mức cấp bê tông độ sụt 14-17cm
Bảng định mức cấp bê tông độ sụt 14 -17cm

>>> Tham khảo thêm đơn giá xây dựng nhà xưởng

3. Tính cấp phối vật liệu vữa bê tông khác nhau mà chính xác

Đối với loại cấp phối bê tông chống thấm nước

 Công thức tính cấp phối vật liệu 1m3 bê tông loại có mác và có cả độ chống thấm được thể hiện cụ thể như sau:
+  1m3 bê tông có mác + độ chống thấm M150-B2, M200-B4 ( đây là khi sử dụng xi măng PCB 30 )
+ 1m3 bê tông có mác + độ chống thấm M300- B8 ( đây là khi sử dụng xi măng PCB30, PCB 40)
+ 1m3 bê tông có mác + độ chống thấm M400-B10 ( đây là khi sử dụng xi măng PCB40)
Các cách tính này được tính dựa theo các mức tương ứng theo quy định tại các nhóm có mã 11.11000 và 11.12000 được nói ở trên kéo theo đó điều chỉnh theo nguyên tắc và trị số được thể hiện cụ thể như sau:
+ Số % lượng xi măng được tăng thêm: 5%
+  Số % lượng cát được tăng thêm: 12%
+  Số % lượng đá giảm tương đương với khối lượng xi măng và khối lượng cát tăng lên

Đối với định mức cấp phối loại bê tông cát mịn

Công thức tính cấp phối vật liệu 1m3 bê tông có sử dụng nguyên liệu cát mịn, cát mịn có mô đun M = 1,5 ÷ 2,0 và có các mác < M3000 nhất là khi sử dụng xi măng PCB 30 và xi măng PCB40.
Khi đó sẽ được tính các mức tương ứng theo quy định ở nhóm có mã 11.11000 và nhóm có mã 11.12000 từ đó điều chỉnh theo nguyên tắc, trị số cụ thể như sau:
+  Số % lượng xi măng được tăng thêm: 5%
+ Số % lượng cát giảm đi: 12%
+ Số % lượng đá tăng tương đương với hiệu của khối lượng xi măng tăng và khối lượng cát giảm.
Xem thêm lĩnh vực: “Giao thông cầu đường” tại Đăng Phát

Đối với loại cấp phối bê tông chịu uốn

Cách tính cấp phối cho 1m3 bê tông chịu uốn thường sử dụng mác 150/25; 200/30; 250/35; 3000/40; 350/45.
Cách tính này tương đương với quy định khi sử dụng xi măng PCB 30, xi măng PCB 40 rồi điều chỉnh theo nguyên tắc sau:
+  Số % lượng xi măng được tăng thêm: 5%
+  Số % lượng cát được tăng thêm: 12%
+ Số % lượng đá giảm tương đương với tổng của khối lượng xi măng và khối lượng cát tăng
Bài viết tham khảo thêm xây dựng nhà lắp ghép giá rẻ

Đối với loại thiết kế cấp phối bê tông co ngót

Công thức tính cấp khối dành cho bê tông co ngót 1m3 bê tông cho các loại mác thường được tính toán dựa theo các mức tương đương so với quy định ở các nhóm có mã 11.11000 và nhóm 11.12000.
Nó sẽ điều chỉnh theo nguyên tắc và trị số như sau:
  • Số % lượng xi măng được tăng thêm: 5%
  • Số % lượng cát giảm tương đương với tổng khối lượng xi măng tăng và phụ gia được pha thêm
  • Số lượng phụ gia nở cần phải bổ sung cho cấp phối bê tông phụ thuộc vào độ sụt lún của bê tông và được tính trung bình khoảng 6% lượng xi măng ở trong bảng định mức.

Kết luận về tính cấp phối bê tông

Nếu quý vị cần bảng excel cấp phối bê tông thì hãy truy cập website hoặc Fanpage của Đăng Phát nhé. Chúng tôi là một trong những đơn vị chuyên thiết kế, thi công xây dựng công nghiệp dân dụng và cầu đường. Là đơn vị hoạt động trong nhiều năm qua, Đăng Phát luôn tự hào là đơn vị luôn mang lại cho bạn những dịch vụ tốt nhất, đạt chất lượng cao nhất mà giá cả lại hợp lý phải chăng. Cảm ơn đã đọc bài viết “cách tính cấp phối bê tông”.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG – KIẾN TRÚC ĐĂNG PHÁT
  • Địa chỉ: 125 Võ Minh Đức, Khu phố 5, P.Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một, T.Bình Dương.
  • Hotline: 0888 182838 – 0274 6 335577
  • Fanpage: DANG PHAT Construction
  • Website: dangphat.vn
  • Email: dangphat@dangphat.vn
Công ty xây dựng Đăng Phát xin chân thành cảm ơn!
5/5 (2 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan