Hướng dẫn mới về lắp đặt biển báo giao thông đường bộ

Cập nhật: 13/06/2024

Bộ giao thông vận tải vừa ra công văn gồm những hướng dẫn mới về lắp đặt biển báo giao thông đường bộ. Tại Công văn 8484/BGTVT-KHCN của Bộ Giao thông vận tải về triển khai thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT (gọi tắt là Quy chuẩn 41). Nội dung Quy chuẩn 41 được công ty xây dựng Đăng Phát tóm tắt trong bài viết này. Cùng tìm hiểu để có thêm những hướng dẫn quy chuẩn lắp đặt biển báo giao thông đường bộ mới nhé. 

hướng dẫn lắp đặt biển báo giao thông đường bộ

1. Kích thước biển báo giao thông đường bộ

Quy định về lắp đặt biển báo giao thông đường bộ
Quy định về lắp đặt biển báo giao thông đường bộ

Kích thước biển báo giao thông là yếu tố đầu tiên để bạn nghĩ tới trước khi tiến hành thi công lắp đặt biển báo giao thông đường bộ. Ở mỗi địa hình sẽ có những tiêu chuẩn về kích thước biển báo khác nhau. Và bạn có được phép điều chỉnh kích thước biển báo ở những địa hình đặc biệt hay không?

Một số chi tiết về kích thước lắp đặt biển báo giao thông đường bộ

  • Cho phép điều chỉnh kích thước biển báo trong các điều kiện địa hình khó khăn chật hẹp (dải phân cách, lề hẹp hoặc để tránh gây cản trở tầm nhìn) theo Khoản 16.5 Điều 16 Quy chuẩn 41;
  • Bố trí kích thước biển báo giống nhau trong một số trường hợp đặc biệt để đồng bộ trên toàn đoạn tuyến có chiều rộng mặt đường như nhau nhưng có đoạn có dải phân cách có đoạn không có dải phân cách hoặc các đoạn ngắn xen kẹp;
  • Kích thước biển báo cẩm, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo trên đường cao tốc: Sử dụng hệ số 2 tại Điều 16 Quy chuẩn 41.

Xem thêm bài viết liên quan: Quy định lắp đặt biển báo giao thông đường bộ

2. Quy định biển trên giá long môn, cột cần vươn đối đường “rộng”

Theo Quy chuẩn 41 về lắp đặt biển báo giao thông đường bộ, Đăng Phát tổng hợp được 2 điểm mới như sau: 

  • Không bắt buộc lắp đặt biển báo giao thông trên giá long môn hoặc cột cần vươn hoặc đặt thêm biển bên tay trái theo chiều đi của người tham gia giao thông đối với tất cả những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ 02 làn đường trở lên;
  • Việc lắp đặt tùy thuộc vào nguồn lực kinh tế và mức độ cần thiết.

3. Quy định đặt biển chỉ dẫn lối đi khi đặt biển cấm

  • Không bắt buộc đặt biển chỉ dẫn lối đi kèm theo biển cấm đối với các khu vực đô thị, thành phố, hệ thống đường giao thông bố trí theo “bàn cờ”, khoảng cách giữa các đường ngắn. Các phương tiện có thể chủ động điều chỉnh hướng đi qua các tuyến đường cấm một cách thuận tiện.
  • Riêng các đường cụt, đường tránh để phục vụ thi công thì phải bắt buộc lắp đặt.

4. Lộ trình thay thế biển báo hiệu giao thông đường bộ

  • Các biển báo có giá trị ghi trên biển khác với giá trị cần báo thì phải điều chỉnh ngay, trong trường hợp cần thiết sử dụng biển bằng chữ quy định tại Điều 46 Quy chuẩn 41;
  • Các biển báo cấm có nội dung, mục đích khác thì phải điều chỉnh tùy vào mục đích cấm và tổ chức giao thông;
  • Các biển phép (P.127 b,c,d), các biển phân làn đường, phương tiện (R.403, R.404, R.412): Rá soát các biểu tượng phương tiện trên biển, lưu ý hình vẽ ô tô con và ô tô nói chung;
  • Về vạch sơn đường: Ưu tiên thay thế ngay đối với các đoạn tuyến có vạch sơn phân chia hai chiều xe chạy (màu trắng) bị mòn, bong bật, mờ, mất tác dụng bằng các vạch sơn màu vàng theo Quy chuẩn 41;

5. Thứ tự lắp, màu sắc và mũi tên trên đèn tín hiệu giao thông

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý. Và thi công lắp đặt biển báo giao thông đường bộ là công việc của các nhà thầu, đơn vị được chính quyền thuê. Nhà thầu thi công biển báo giao thông phải căn cứ vào điều 20,21,22 trong quy chuẩn 41.

  • Người tham gia giao thông tuân thủ các quy định về tín hiệu đèn tại Điều 10 Quy chuẩn 41;
  • Các đơn vị thi công, lắp đặt sẽ triển khai cụ thể về cấu tạo đèn, kính.

6. Về hiệu lực của biển số R.420 “Khu đông dân cư”

  • Hiệu lực của biển R.420 thực hiện theo Mục D.17 Phụ lục D và Thông tư 91/2015/TT-BGTVT. Không bắt buộc phải đặt biển báo nhắc lại mà có hiệu lực cả khu vực đến khi gặp biển báo R.421.
  • Thực hiện cắm đầy đủ hệ thống biển R.420 và R.421 tại các tuyến đường chính và tuyến đường nhánh trên toàn bộ địa bàn của các khu vực đông dân cư theo quy định.

Xem thêm bài viết liên quan: Đơn vị thi công biển báo giao thông uy tín

7. Về báo hiệu tuyến xe buýt nhanh BRT

Biển báo hiệu tuyết xe buýt BRT được bổ sung các tiêu chuẩn như sau. Tuy nhiên, ngoài biển báo hiệu giao thông, làn xe buyết BRT còn được báo hiệu bằng vạch kẻ đường. 

  • Trước mắt vẫn sử dụng và áp dụng các biển báo này. Phía trên các hình vẽ xe buýt bổ sung chữ “BRT” để áp dụng cho tuyến xe buýt nhanh;
  • Có thể sử dụng thêm biển viết bằng chữ theo Điều 46 của Quy chuẩn 41.

Xem thêm lĩnh vực: Lắp đặt biển báo giao thông tại công ty Đăng Phát

Kết luận:

Biển báo giao thông là những biển báo được dựng ven đường giao thông để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông. Việc lắp đặt biển báo giao thông cần tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về biển báo giao thông. Cụ thể là quy chuẩn 41. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt biển báo giao thông, liên hệ công ty Đăng Phát nhé. Chúng tôi là đơn vị thi công lắp đặt biển báo giao thông đường bộ hàng đầu Bình Dương. Mời quý vị cập nhật thêm tin tức về xây dựng nói chung và về hạ tầng đường bộ nói triêng tại dangphat.vn. Cảm ơn quý vị đã xem tin lắp đặt biển báo giao thông đường bộ.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: 

Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng – Kiến trúc Đăng Phát

Công ty xây dựng Đăng Phát xin chân thành cảm ơn!

5/5 (1 Review)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan