TCVN ISO 9001 : 2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Trong bài viết này, DANGPHAT.VN sẽ tổ hợp lại những nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 9001 để bạn đọc có thể khái quát được vấn đề. Qua đó, quý độc giả có thể tải ban Word và pdf ở cuối bài.
Tóm tắt nội dung
Mục 1: Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO 9001
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức
a) Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm và dich vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định và chế định thích hợp; và
b) muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định được áp dụng.
Mục 2: Tài liệu viện dẫn
Ở mục này, TCVN 9001 : 2015 nêu ra những tài liệu viện dẫn trong nội dung của bài.
Mục 3: Thuật ngữ và định nghĩa
Tham khảo thêm bài viết liên quan: TCVN 8874 : 2012 về độ nở hãm của vữa xi măng nở
Mục 4: Bối cảnh của tổ chức trong ISO 9001
4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức
Tổ chức phải xác định các vấn đề bên ngoài và nội bộ liên quan đến mục đích và định hướng chiến lược của mình và ảnh hưởng đến khả năng của tổ chức trong việc đạt được (các) kết quả dự kiến của hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức phải theo dõi và xem xét thông tin về những vấn đề bên ngoài và nội bộ này.
CHÚ THÍCH 1: Các vấn đề có thể bao gồm những yếu tố hoặc điều kiện tích cực và tiêu cực cho việc xem xét.
CHÚ THÍCH 2: Hiểu bối cảnh bên ngoài có thể dễ dàng hơn thông qua việc xem xét các vấn đề nảy sinh từ môi trường pháp lý, công nghệ, cạnh tranh, thị trường, vănhóa, xã hội và kinh tế quốc tế, quốc gia, khu vực hay địa phương.
CHÚ THÍCH 3: Hiểu bối cảnh nội bộ có thể dễ dàng hơn thông qua việc xem xét các vấn đề liên quan đếngiá trị, văn hóa, tri thức và kết quả thực hiện của tổ chức
4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
Do tác động hoặc tác động tiềm ẩn của các bên quan tâm tới khả năng của tổ chức trong việc cung cấp một cách ổn định sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, yêu cầu hiện hành của luật định và chế định, nên tổ chức phải xác định:
a) các bên quan tâm có liên quan tới hệ thống quản lý chất lượng;
b) yêu cầu của các bên quan tâm liên quan tới hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức phải theo dõi và xem xét thông tin về các bên quan tâm và yêu cầu liên quan của họ.
Có thể bạn quan tâm: Hồ sơ pháp lý xây dựng gồm những gì? Xem chi tiết và tải mẫu.
4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng
Tổ chức phải xác định ranh giới và khả năng áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng để thiết lập phạm vi của hệ thống. Khi xác định phạm vi tổ chức, tổ chức phải xem xét:
- a) Các vấn đề bên ngoài và nội bộ đề cập ở 4.1;
- b) Yêu cầu liên quan của các bên quan tâm đề cập ở 4.2;
- c) Sản phẩm và dịch vụ của tổ chức.
Tổ chức phải áp dụng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này nếu những yêu cầu thích hợp áp dụng cho phạm vi đã xác định của hệ thống quản lý chất lượng. Phạm vi hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức phải sẵn có và được duy trì bằng thông tin dạng văn bản. Phạm vi này phải nêu loại sản phẩm và dịch vụ được bao trùm và phải đưa ra lý giải cho các yêu cầu của tiêu chuẩn được tổ chức xác định là không thể áp dụng cho phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng. Sự phù hợp với tiêu chuẩn này chỉ có thể được công bố khi yêu cầu được xác định là không thể áp dụng được không làm ảnh hưởng tới khả năng hay trách nhiệm của tổ chức trong việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ của tổ chức và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.
4.4 Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống
4.4.1 Tổ chức phải thiết lập, áp dụng, duy trì và cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng
Tổ chức phải thiết lập, áp dụng, duy trì và cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các quá trình cần thiết và sự tương tác giữa các quá trình, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Tổ chức phải xác định các quá trình cần thiết đối với hệ thống quản lý chất lượng và việc áp dụng các quá trình trong toàn bộ tổ chức và phải:
- a) xác định đầu vào cần thiết và đầu ra dự kiến của các quá trình này;
- b) xác định trình tự và sự tương tác giữa các quá trình;
- c) xác định và áp dụng các tiêu chí và phương pháp (bao gồm theo dõi, đo lường và chỉ số liên quan đánh giá việc thực hiện) cần thiết để đảm bảo thực hiện và kiểm soát có hiệu lực các quá trình này;
- d) xác định nguồn lực cần thiết cho các quá trình này và đảm bảo sẵn có các nguồn lực;
- e) phân công trách nhiệm và quyền hạn đối với các quá trình;
- f) giải quyết các rủi ro và cơ hội được xác định theo các yêu cầu của 6.1;
- g) đánh giá các quá trình này và thực hiện mọi thay đổi cần thiết để đảm bảo các quá trình này đạt được kết quả dự kiến của nó;
- h) cải tiến các quá trình và hệ thống quản lý chất lượng.
4.2.2 Ở mức độ cần thiết, tổ chức phải:
- a) duy trì thông tin dạng văn bản để hỗ trợ việc thực hiện các quá trình của tổ chức;
- b) lưu giữ thông tin dạng văn bản để có sự tin cậy rằng các quá trình được thực hiện như đã hoạch định.
Mục 5:Lãnh đạo.
Mục 6: Hoạch định.
Mục 7: Hỗ trợ.
Ở mục này, chúng ta cần chú ý đến các yếu tố: Nguồn lực, năng lực, nhận thức, trao đổi thông tin và thông tin dạng văn bản.
Mục 8. Thực hiện.
Ở mục này, Chúng ta có các nội dung như sau: Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện; Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ; Thiết kế và phát triển sản phẩm, dịch vụ; Kiểm soát quá trình, sản phẩm và dịch vụ mua ngoài; Sản xuất và cung cấp dịch vụ; Thông qua sản phẩm và dịch vụ; Kiểm soát đầu ra không phù hợp.
Mục 9 Đánh giá việc thực hiện.
Cần chú trọng Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá; Đánh giá nội bộ và Xem xét của lãnh đạo
Mục 10 Cải tiến: Từ những đánh giá trên sẽ đưa ra những cải tiến phù hợp để phát triển.
Kết Luận
Trên đây là những mục chính của tiêu chuẩn ISO 9001 : 2015. DANGPHAT.VN mời bạn đọc tải bản pdf và word của tiêu chuẩn ISO 9001 tại đây: TCVN-ISO-9001-2015.
Mời bạn xem thêm những tin tức về pháp lý xây dựng tại website của chúng tôi để cập nhật thêm tin tức xây dựng trong và ngoài nước.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Đăng Phát
- Website: dangphat.vn
- Fanpage: Dang Phat Construction
- Email: dangphat@dangphat.vn
- Tel: 0888182838 – 02746335577
- Địa chỉ: 125 Võ Minh Đức, Khu phố 5, P. Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.
Công ty xây dựng Đăng Phát xin chân thành cảm ơn!