Con đường là nơi lưu thông từ địa điểm này qua địa điểm khác. Và thi công đường giao thông là công tác không thể thiếu để phát triển cơ sở hạ tầng. Chúng ta thường đi qua những con đường, nhưng có bao giờ tự hỏi trình tự thi công đường là gì? Hãy cùng Đăng Phát tìm hiểu về quy trình 8 bước thi công đường giao thông sau nhé.
Tóm tắt nội dung
Bước 1 là đo đạc định vị tim mốc
Đây là công tác đầu tiên trong xây dựng cầu đường. Nhà thầu thi công sẽ cử đại diện đến công trình để đo đạc và định vị tim, mốc cần có trong thi công để xác định vị trí thi công chính xác, đúng với hồ sơ thiết kế. Nếu có sai sót so với hồ sơ thiết kế nhà thầu thi công sẽ thông báo lại với chủ đầu tư và thảo luận để đưa ra hướng giải quyết. Phương pháp định xác định vị trí, định vị tim mốc thường sử dụng trong xây dựng đường giao thông là phương pháp thủ công. Kỹ sư sẽ dùng máy đo đạc để xác định vị trí tim mốc.
Bước 2 là dựng lán trại, tập kết vật liệu trong phạm vi thi công
Ở bước này nhà thầu sẽ dựng lán trại, tập kết vật liệu để quá trình thi công diễn ra liên tục, không gián đoạn. Cùng lúc đó, nhà thầu sẽ rào chắn công trường, lắp đặt biển báo hiệu thi công để đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng đường giao thông.
Mời bạn xem thêm bài viết: Bảng giá thi công đường nhựa
Bước 3 là đào nền đường
Đây là bước bắt đầu thâm nhập vào quá trình thi công chính của dự án. Đào nền đường là quá trình công nhân, kỹ sư tạo nền đường trong phạm vi thi công. Công cụ để dùng đào nền đường chủ yếu là máy cẩu.
Bước 4 là thi công hệ thống cống thoát nước mưa
Sau khi xong quá trình đào nền đường, đội ngũ kỹ sư, công nhân của nhà thầu sẽ tiến hành đào khuôn đường bao gồm đào rãnh, đào vỉa hè để thi công hệ thống cống thoát nước mưa nước thải và thi công vỉa hè.
Bước 5 là thi công đắp nền hạ
Bước tiếp theo trong trình tự thi công đường là thi công nền hạ. Ở bước này chúng ta cần chú ý đến vật liệu đắp nền.
Vật liệu được sử dụng cho đắp nền đường đảm bảo độ chặt tối thiểu K ³ 0,95, (theo 22 TCN 333-06 phương pháp I) và phải phù hợp với các yêu cầu sau:
Giới hạn chảy £ 55%
Chỉ số dẻo IP £27%
CBR (ngâm nước 4 ngày ) ³ 5 % (độ chặt đầm nén K≥0,95, phương pháp đầm nén tiêu chuẩn I-A theo 22 TCN 333-06, mẫu thí nghiệm ngâm bão hoà nước 4 ngày đêm)
Mời bạn xem thêm bài viết: Biện pháp thi công đường bê tông xi măng
Bước 6 là thi công đắp nền thượng
Công việc thi công nền thượng phải được tiến hành trền toàn bộ phạm vi của nền, kể cả phần vai đường. Lớp nền thượng được thi công có thể được phân loại là đỉnh nền đào, đỉnh nền đắp.
Vật liệu dùng để đắp nền thượng là cấp phối thiên nhiên, đảm bảo các yêu cầu trong văn bản số 1789/BGTVT/KHCN của vụ khoa học công nghệ GTVT
Bước 7 là thi công cấp phối đá dăm 0x4;
Đá dăm hay còn gọi là đá 0x4, là tổng hợp các sản phẩm từ đá mi bụi đến đá có kích thước lớn nhất khoảng 40mm. Chiều dày lớp cấp phối đá dăm được tuân theo quy chuẩn quốc gia TCVN 8859. Ở bước này, nhà thầu cần lu nền cẩn thận để có một mặt đường đẹp, đảm bảo chất lượng.
Bước 8 là thi công vạch sơn, biển báo
Đây là bước cuối cùng trong trình tự thi công đường. Nếu nhà thầu đã làm tới bước này, có thể coi nhà thầu đã hoàn thành 90% dự án. Thi công sơn kẻ vạch và biển báo cần tuân thủ các nguyên tắc về cao độ, lý thuyết biển báo, khoảng cách đặt biển báo.
Trên đây là những thông tin về quy trình thi công đường mà xây dựng Đăng Phát muốn gửi tới quý vị. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thêm thông tin về trình tự thi công đường giao thông. Nếu bạn đang có nhu cầu thi công đường, hãy liên hệ chúng tôi nhé.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng – Kiến trúc Đăng Phát
- Website: dangphat.vn
- Fanpage: Dang Phat Construction
- Email: dangphat@dangphat.vn
- Tel: 0888182838 – 02746335577
Công ty xây dựng Đăng Phát xin chân thành cảm ơn!