Tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng

Cập nhật: 14/06/2024

San lấp mặt bằng tiếng anh là Ground Filling – Đây là loại hình dịch vụ thi công chuẩn bị mặt bằng để tiến hành xây dựng công trình. Vậy tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng là gì? Các nhà thầu hay chủ đầu tư cần chú ý những tiêu chuẩn gì khi san lấp mặt bằng. Quý vị cùng tìm hiểu bài viết sau nhé

tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng

Nhà thầu áp dụng các tiêu chuẩn để đảm bảo giám sát và quản lý chất lượng công trình theo yêu cầu kỹ thuật. Các quy phạm thi công và nghiệm thu sẽ được Nhà thầu áp dụng:

1. TCVN 4055:1985 về tổ chức thi công san lấp mặt bằng

tiêu chuẩn san lấp mặt bằng

Một số quy định chung về tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng 4055:1985 được công ty Đăng Phát tổng hợp như sau. 

1.1. Công tác thi công xây lắp mặt bằng phải tổ chức tập trung dứt điểm và tạo mọi điều kiện đưa nhanh toàn bộ công trình vào sử dụng, sớm đạt công suất thiết kế.

1.2. Mọi công tác thi công xây lắp, bao gồm cả những công tác xây lắp đặc biệt và công tác hiệu chỉnh, thử nghiệm máy móc thiết bị, phải tiến hành theo đúng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật xây dựng và các chế độ, điều lệ hiện hành có liên quan của Nhà nước.

Phải đặc biệt chú ý tới những biện pháp bảo hộ lao động, phòng chống cháy, chống nổ và bảo vệ môi trường.

1.4. Khi xây dựng công trình, phải làm theo đúng bản vẽ thi công. Bản vẽ đưa ra thi công phải được Ban quản lý công trình xác nhận bằng con dấu trên bản vẽ.

1.5. Công tác thi công xây lắp cần phải làm liên tục quanh năm. Đối với từng loại công việc, cần tính toán bố trí thi công trong thời gian thuận lợi nhất tùy theo điều kiện thiên nhiên và khí hậu của vùng lãnh thổ có công trình xây dựng.

Xem thêm bài viết liên quan: Cách tính khối lượng san lấp mặt bằng

2. TCVN 4091:1985 Nghiệm thu các công trình xây dựng

tiêu chuẩn tổ chức thi công san lấp

Một số nguyên tắc chung về tiêu chuẩn nghiệm thu các công trình xây dựng, trong đó có san lấp mặt bằng, được Đăng Phát tìm hiểu và tổng hợp như sau:

1.1. Quy phạm tiêu chuẩn nghiệm thu san lấp mặt bằng

Quy phạm này quy định nội dung và trình tự tiến hành công tác nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp và nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng những công trình mới hoặc công trình cải tạo đã hoàn thành. Đối với những công tình chuyên ngành nếu có những yêu cầu đặc biệt về nghiệm thu thì các Bộ, các ngành có thể ban hành những quy định bổ sung sau khi có sự thỏa thuận của ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước.

Chỉ được phép đưa công trình đã xây dựng xong vào sử dụng sau khi đã tiến hành công tác nghiệm thu theo những quy định của quy phạm này.

1.2. Các tổ chức tiến hành công tác nghiệm thu san lấp mặt bằng

Hội đồng nghiệm thu cơ sở và các ban nghiệm thu cơ sở của Hội đồng;

Hội  đồng  nghiệm  thu  Nhà  nước  (đối  với  những  công  trình  đặc  biệt  quan  trọng). Nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung công việc của Hội đồng nghiệm thu cơ sở, của Ban nghiệm thu cơ sở của Hội đồng và của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước quy định ở các chương 2, 3, 4 của quy phạm này.

Chú thích:

1) Đối với những công trình quan trọng do Bộ, Ủy ban Nhà nước, cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi chung là Bộ). Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban Nhân dân Tỉnh) là chủ quản đầu tư, công tác nghiệm thu nói chung vẫn do Hội đồng nghiệm thu cơ sở tiến hành, trường hợp cần thiết thì Bộ trưởng, hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu Bộ hoặc tỉnh để nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

2) Thành phần của Hội đồng nghiệm thu Bộ do Vụ Xây   dựng cơ bản để nghị. Bộ quyết định; của Hội đồng nghiệm thu tỉnh do Ủy ban Xây dựng cơ bản tỉnh đề nghị, Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định.

3) Hội đồng nghiệm thu Bộ gồm có:

  • Đại diện Bộ trưởng làm chủ tịch;
  • Đại diện các cơ quan sau đây làm Ủy viên: Cơ quan nhận thầu chính xây lắp; Cơ quan nhận thầu thiết kế; Cơ quan chủ đầu tư;
  • Bộ Tài chính;
  • Ngân hàng đầu tư và xây dựng;
  • Vụ Xây dựng cơ bản.

4)    Hội đồng nghiệm thu tỉnh gồm có:

  • Đại diện Chủ tịch Ủy ban Nhân dân làm Chủ tịch.
  • Đại diện các cơ quan sau đây làm Ủy viên: Ủy ban Xây dựng cơ bản tỉnh; Chủ đầu tư (hoặc Giám đốc Ban quản lí công trình); Cơ quan nhận thầu chính xây lắp; Cơ quan nhận thầu thiết kế; Sở Tài chính; Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh.

3. TCVN 4447:1987 Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu

Quy phạm này quy định những điều cần phải tuân theo khi thi công và nghiệm thu công tác đất theo phương pháp khô, phương pháp ướt (bằng cơ giới thủy lực…), phương pháp khoan lỗ mìn trong xây dựng, cải tạo nhà và công trình. Đối với những công trình thủy lợi (thủy điện, thủy nông), giao thông vận tải, bưu điện, đường dây và trạm khai thác mỏ, dầu khí, công nghiệp, dân dụng…ngoài những điều quy định của quy phạm này, khi thi công và nghiệm thu công tác đất còn phải tuân theo những quy định của quy phạm chuyên ngành.

3.1. Tài liệu lập thiết kế tổ chức xây dựng các công trình đất 

  • Thiết kế kỹ thuật công trình; Bình đồ khu vực xây dựng trong đó chỉ rõ hiện trạng mặt đất, đường đồng mức, chỗ đất đắp, nơi đổ đất, đường vận chuyển, tuyến đặt đường ống và vị trí bể lắng (nếu thi công cơ giới thủy lực),xác định bán kính an toàn (nếu khoan lỗ mìn);
  • Các mặt cắt dọc công trình làm theo mặt cắt địa chất;
  • Bảng thống kê khối lượng công tác đất, biểu đồ cân đối, giữa khối lượng đào và đắp;
  • Tình hình địa chất, địa chất thủy văn và khí tượng thủy văn của toàn bộ khu vực công trình. Những tài liệu cần thiết để lập thiết kế thi công công trình đất là những tài liệu của thiết kế tổ chức xây dựng, bản vẽ thi công và những tài liệu ghi trên đây, trong điều này, và phải được hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với những điều kiện cụ thể tại thực địa.

Xem thêm bài viết liên quan: Bảng giá san lấp mặt bằng mới nhất

3.2.  Số liệu sau khảo sát địa chất

  • Thành phần hạt của đất.
  • Tỉ trọng và khối lượng thể tích khô của đất.
  • Khối lượng thể tích và độ ẩm của đất.
  • Giới hạn độ dẻo.
  • Thành phần khoáng của đất.
  • Hệ số thấm (trong trường hợp cần thiết).
  • Góc ma sát trong và lực dính của đất.
  • Độ chua mặn và những đặc tính riêng của đất (tinh trương lở, tan rã, lún sụt…).
  • Cường độ chịu nén tạm thời và độ nứt nẻ (đối với đá).
  • Độ chặt tối đa và độ ẩm tối ưu khi đầm nén (nếu cần thiết phải đầm chặt đất).
  • Độ bẩn (cây, rác…), vật gây nổ (bom, mìn, đạn…) và những vật chướng ngại khác (trong trường hợp thi công cơ giới thủy lực và nạo vét luồng lạch).
  • Phân cấp đất theo mức độ khó thi công phụ thuộc vào phương pháp thi công đất được chọn.
  • Khả năng chịu tải của đất ở những cao độ cần thiết khác nhau.
  • Trong trường hợp bồi đắp công trình phải phân tích thành phần hạt của đất.

Xem thêm bài viết liên quan: San lấp mặt bằng tại Bình Dương

Kết luận

Trên đây là những tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng chính cần nắm. Đăng Phát chỉ tổng hợp một số quy định chung trong các quy chuẩn này. Để tìm hiểu chi tiết, quý vị gõ thông tin các tiêu chuẩn này nhé. Ngoài ra còn có một số tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng rất quan trọng, nhà thầu cần nắm: 

  • TCVN 5747: 1993 Đất xây dựng – Phân loại.
  • TCVN2287:1978 – Tiêu chuẩn Việt Nam
  • TCVN 5942-1995 Các chất ô nhiễm trong nước ngầm
  • TCXD 309-2004 – Công tác trắc địa phục vụ nghiệm thu và thi công san lấp

Bài viết đã tóm tắt những thông tin tóm tắt về tiêu chuẩn thi công san lấp mặt bằng. Hy vọng bài viết giúp quý vị có thêm thông tin, Từ đó nắm được các quy chuẩn về san lấp trong thi công. Nếu quý vị đang có nhu cầu san lấp mặt bằng hãy liên hệ công ty Đăng Phát nhé. Và đừng quyên xem thêm các tin tức về pháp lý xây dựng tại website của chúng tôi nhé. 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng – Kiến trúc Đăng Phát

  • Website: dangphat.vn
  • Tel: 0888182838 – 02746335577
  • Fanpage: DANG PHAT Construction
  • Email: dangphat@dangphat.vn
  • Địa chỉ: 125 Võ Minh Đức, Khu phố 5, P. Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.

Công ty xây dựng Đăng Phát xin chân thành cảm ơn!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan